Composting Outdoors – Kỹ thuật phân loại và xử lý rác thải hữu cơ tại gia đình (ngoài trời)

Phương pháp này được ứng dụng công nghệ mới – công nghệ xử lý rác thải bằng vi sinh yếm khí. Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu và phát triển bền vững (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) đã sản xuất thành công phân hữu cơ sinh học từ rác thài sinh hoạt và rác thải nông nghiệp bằng công nghệ bán hảo khí.

Theo quy trình này, để sản xuất ra 1 tấn phân ủ hữu cơ sinh học cần từ 2 –  2,5 tấn  rác thài sinh hoạt hoặc phế thải nông nghiệp, 250 – 300 lít nước và 5 kg chế phẩm vi sinh. Sau thu gom rác thải, tiến hành phân loại, lựa chọn các vật liệu hữu cơ như các phần loại bỏ từ rau, hoa quả, thân cây, rơm rạ, giấy loại…rồi đem chúng đến bể ủ.

Việc sản xuất phân hữu cơ từ rác thải không những tạo ta được một loại phân hữu cơ sinh học có chất lượng tốt cho sản xuất nông nghiệp sạch mà còn góp phần nâng cao ý thức vệ sinh môi trường sống ở khu dân cư, giảm khối lượng rác hữu cơ chôn lấp, tiết kiệm chi phí xử lý rác thải và góp phần giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng.


1. Chuẩn bị nguyên liệu:

Nắp đậy hố rác: Ảnh minh họa
Bình xịt đựng vi sinh 1000 ml: dùng để pha chế vi sinh. Hoặc bạn dùng chai nước suối rồi đục lỗ ở nắp để tiện cho quá trình phun vi sinh vào hố ủ
– Vi sinh Emuniv loại 200g (Chứa các chủng vi sinh vật giúp phân hủy chất hữu cơ, khử mùi hôi hiệu quả): dùng 2 thìa cà phê vi sinh và 10 thìa (50g) cà phê đường (hoặc 50ml mật rỉ đường) cho vào chai nước sạch 1000 ml đã chuẩn bị, lắc đều.

Tìm hiểu về Men vi sinh Emuniv và mua hàngchỉ với 38.000d/gói 200g tại đây:

Men Vi Sinh Emuniv (gói 200g)

Mua ngay mật rỉ đường chỉ với 12.000d/chai 500ml tại đây:

Mật Rỉ Đường (0,5 lít)

Luôn đặt chai vi sinh cạnh hố ủ để luôn nhớ tưới vi sinh mỗi khi có rác mới

2. Các bước thực hiện:
Bước 1: Tạo hố ủ
Hố ủ: Đào hố trong vườn, rộng 60×60 cm, sâu 50- 70 cm. Đặt nắp đậy lên miệng hố,chèn gạch hoặc đất quanh miệng hố chống sạt và chống chuột nếu có.
Làm lớp đệm lót: Chuẩn bị 20cm đáy hố bằng lá cây, rau, thức ăn thừa, phun 1000 ml vi sinh lên để tạo lớp vi sinh đáy. Có thể dùng thêm nước đường để tăng hiệu quả khử mùi của lớp lót.

 

Bước 2: Phân loại rác thải
Rác hữu cơ: Rác thải nhà bếp (cơm, rau, thịt, cá…), tàn dư thực vật trong vườn, xác động vật chết như cá, …bỏ vào hố ủ.
Rác khó phân hủy và không phân hủy có thể tái sử dụng: chai lọ nhựa, đồ thủy tinh, giấy, kim loại …cho vào bao, có thể dùng lại
Rác khó phân hủy và không phân hủy khác như: túi nilon, vỏ chai lọ sành sứ vỡ, vỏ ốc, sò…: Cho vào thùng rác để thu gom về bãi xử lý rác tập trung.

Bước 3: Xử lý rác hữu cơ
– Hàng ngày mang rác hữu cơ (rác thối) ra vườn cho vào hố ủ. Phun vi sinh trong chai lên bề mặt rác ngay sau khi bỏ rác vào hố ( dự kiến 7 ngày dùng hết 1 chai 1000ml hoặc 2 thìa vi sinh bột thì xử lý 5 kg rác hữu cơ).
– Đậy nắp kín tránh ruồi muỗi.

Bước 4: Đổi hố ủ
– Hố ủ đầy, di chuyển nắp ủ sang vị trí hố khác để lấp đất chôn rác thêm 30 ngày trước khi lấy phân hữu cơ bón vườn.
– Rác trong hố ủ chuyển hoàn toàn thành phân mùn, màu nâu đất, không mùi hôi và giảm thiểu tối đa vi khuẩn Salmonella và E.Coli.
– Nếu không có nhu cầu sử dụng phân bón thì lấp đất lên bề mặt hố và không cần lấy phân ra khỏi hố.

3. Các lưu ý trong quá trình ủ rác: 

Trong 30 ngày đầu tiên của hố ủ:
– 7 ngày kiểm tra hố ủ một lần, kiểm tra tình trạng ruồi, muỗi, mùi để kịp thời xử lý phát sinh. Ví dụ như ruồi muỗi nhiều cần kiểm tra lại nắp đậy, điều chỉnh cho kín. Hoặc mùi phát sinh nhiều thì phải tăng cường bổ sung đường và vi sinh.
– Phải luôn giữ thói quen dùng vi sinh sau mỗi lần đưa rác vào hố ủ.
– Vi sinh phải được nhân sinh khối đúng tiêu chuẩn, đào hố đặt chai vi sinh, cố định cạnh thùng ủ để tránh việc quên bỏ vi sinh sau mỗi lần bỏ rác hoặc bị rò rỉ vi sinh ra ngoài qua nắp chai.
– Tạo thói quen phân loại rác từ chính nhà bếp, rau củ quả, thức ăn thừa, … cho riêng vào thùng cuối ngày đem ra hố ủ. Với rác vô cơ như túi nilong, chai lọ được cho vào thùng riêng.
– Giun đất tập trung nơi hố ủ nhiều để ăn mùn hữu cơ, có thể tận dụng để lấy lên cho gà vịt ăn, tiết kiêm chi phí thức ăn chăn nuôi.
– Trong quá trình ủ thấy rác khô, cần bổ sung nước để đạt độ ẩm cần thiết cho vi sinh vật hoạt động hiệu quả.
Sau 30 ngày ủ: Lớp đệm lót trở nên hoàn hảo cho xử lý rác hữu cơ, không cần kiểm tra thường xuyên hiện tượng ruồi, muỗi.

Chúc các bạn thành công!

Hotline hỗ trợ kỹ thuật 0905441985

Bấm để gọi
0905.44.1985