Composting Indoors- Kỹ thuật phân loại và xử lý rác thải hữu cơ tại gia đình (trong nhà)

Ở Việt Nam một ngày mỗi người sẽ xả thải ra môi trường 1kg rác thải. Với khoảng hơn 90 triệu dân đồng nghĩa với việc một ngày môi trường sẽ hứng chịu khoảng 90 triệu kg rác thải. Lượng rác này nếu không được thu gom xử lí thì sẽ gây hại cho môi trường, gây mùi hôi thối và khó chịu cho người dân. Vậy làm thế nào để có thể giảm thiểu tình trạng này mà lại đem đến nguồn phân hữu cơ giá trị?

Hãy để chúng tôi chia sẻ với các bạn cách làm phân hữu cơ tại nhà vừa có thể tận dụng được rác thải sinh hoạt lại vừa làm giảm lượng rác thải ra môi trường.

Việc sản xuất phân hữu cơ từ rác thải không những tạo ta được một loại phân hữu cơ sinh học có chất lượng tốt cho sản xuất nông nghiệp sạch mà còn góp phần nâng cao ý thức vệ sinh môi trường sống ở khu dân cư, giảm khối lượng rác hữu cơ chôn lấp, tiết kiệm chi phí xử lý rác thải và góp phần giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng.

Phân hữu cơ có lợi ích gì?

Hoàn toàn hữu cơ, sạch tuyệt đối và là dinh dưỡng tự nhiên nhất cho cây trồng-  Tự nhiên phục vụ tự nhiên thật có ý nghĩa.

Bước 1: Chọn thùng chứa phân hữu cơ

Các bạn có thể tìm mua thùng ủ rác hữu cơ của các cơ sở sản xuất họ bán sẵn trên thị trường rất nhiều, hoặc tự làm tại nhà thì sẽ tiết kiệm được chi phí hơn. Các bạn có thể tham khảo cách làm ở các trang DIY – Do it yourself, chỉ cần tìm kiếm từ khóa Composting bin” hoặc “thùng ủ rác hữu cơ” hoặc “thùng ủ rác nhà bếp” là sẽ cho ra rất nhiều bài hướng dẫn kèm hình ảnh cụ thể rất có ích cho bạn.

Nếu mục đích ủ khô, nguyên liệu đủ ẩm, bạn có thể chọn thùng đựng sơn, thùng nhựa hoặc thùng có vòi thì có thể xả nước rỉ rác ra để tưới cây.

Bước 2: Xác định vị trí đặt thùng nhựa thích hợp

Vì là thùng chứa phân hữu cơ nên sẽ gây ra mùi, việc đầu tiên bạn cần làm là chọn nơi đặt thùng xa nơi bạn sinh hoạt và có thể tiếp cận được nhiều ánh nắng để đẩy nhanh quá trình phân hủy rác.

Đặt thùng chứa tại nơi có chỗ thoát nước.

Bước 3: Chuẩn bị nguyên liệu

  1.  Thùng đựng rác: Ảnh minh họa
  2. Chai có đục lỗ ở nắp để phun vi vinh lên rác cho đề hoặc thùng có nắp  đậy  kín
  3. Cám gạo và đất (dùng làm chất độn)
  4. Chế phẩm vi sinh EM thứ cấp. Có thể dùng men vi sinh Emuniv VN 200g hoặc men vi sinh EM1 gốc công nghệ Nhật Bản đều được. 2 loại này khi sử dụng thì nhân sinh khối vi sinh theo tỉ lệ chuẩn rồi dùng.

Liều lượng: dùng 2 thìa vi sinh Emuniv hoặc 50ml vi sinh EM1 và 50g đường (hoặc 50ml mật rỉ đường) và  1 lít nước sạch cho vào chai  hoặc thùng đã chuẩn bị, lắc đều, đậy nắp kín để nhân sinh khối vi sinh ra dịch thứ cấp. Thường xuyên mở nắp xả khí gas ngày 2-3 lần tránh bị nổ chai do sinh khí quá mạnh. Sau 3-5 ngày, thu được 1 lít dung dịch thứ cấp. Tìm hiểu về Men vi sinh EM1 Công nghệ Nhật Bản và mua hàng chỉ với 110.000d/lít tại đây:

Chế phẩm sinh học EM1 gốc – Men Vi Sinh EM1 Công nghệ Nhật Bản (1 lít)

Tìm hiểu về Men vi sinh Emuniv và mua hàng chỉ với 38.000d/gói 200g tại đây:

Men Vi Sinh Emuniv (gói 200g)

Mua combo men vi sinh EM1 và mật rỉ đường (loại 1 lít) chỉ với 140.000d tại đây:

Bộ Chế phẩm vi sinh EM, mật rỉ đường ủ phân bánh dầu, dịch chuối

Bước 4: Phân loại rác thải
– Rác hữu cơ: Rác thải nhà bếp (cơm, rau, thịt, cá, vỏ trái cây, bã sinh tố, bã đậu nành…), tàn dư thực vật trong vườn
– Rác khó phân hủy và không phân hủy có thể tái sử dụng: chai lọ nhựa, đồ thủy tinh, giấy, kim loại …cho vào bao, có thể dùng lại
– Rác khó phân hủy và không phân hủy khác như: túi nilon, vỏ chai lọ sành sứ vỡ, vỏ ốc, sò…: Cho vào thùng rác để thu gom về bãi xử lý rác tập trung.

Bảng phân loại các loại rác hữu cơ để làm phân hữu cơ

Bước 5: Xử lý rác hữu cơ

  • Làm lớp đệm lót: Rải 1 đất xuống đáy thùng, thêm 1 lớp lớp cám gạo dày khoản 10cm rồi phun 1 lít vi sinh để làm lớp đệm vi sinh dưới đáy thùng, mục đích làm lớp đệm sinh học là để hút nước rỉ rác, tránh bị úng nước ở đáy thùng. Có thể dùng thêm nước đường để tăng hiệu quả khử mùi của lớp đệm này.
    Hàng ngày mang rác hữu cơ cho vào thùng ủ. Phun vi sinh trong bình xịt lên bề mặt rác ngay sau khi bỏ rác vào thùng.
  • Rải 1 lớp cám gạo mỏng xen kẽ từng lớp rác và vi sinh. Nếu thùng ủ có nhiều nước thì có thể lấy nước rỉ rác ra tưới cây hoặc rải cám gạo để hút nước.
  • Liều lượng: dự kiến 7 ngày dùng hết 1 chai 1 lít men vi sinh thứ cấp đã chuẩn bị
    Đậy nắp kín tránh ruồi muỗi.

Các lưu ý trong quá trình ủ rác: 

Trong 30 ngày đầu tiên :
– Hàng ngày kiểm tra thùng ủ một lần, kiểm tra tình trạng ruồi, muỗi, mùi để kịp thời xử lý phát sinh. Ví dụ như ruồi muỗi nhiều cần kiểm tra lại nắp đậy, điều chỉnh cho kín. Hoặc mùi phát sinh nhiều thì phải tăng cường bổ sung đường và vi sinh.
– Phải luôn giữ thói quen dùng vi sinh sau mỗi lần đưa rác vào thùng ủ.
– Vi sinh EM thứ cấp phải được nhân sinh khối đúng tiêu chuẩn, luôn luôn đặt chai vi sinh cố định cạnh thùng ủ để tránh việc quên bỏ vi sinh sau mỗi lần bỏ rác hoặc bị rò rỉ vi sinh ra ngoài qua nắp chai.
– Tạo thói quen phân loại rác từ chính nhà bếp, rau củ quả, thức ăn thừa, … cho riêng vào thùng cuối ngày đem bỏ vào thùng ủ. Với rác vô cơ như túi nilong, chai lọ được cho vào thùng riêng.
– Trong quá trình ủ thấy rác khô, cần bổ sung nước để đạt độ ẩm cần thiết cho vi sinh vật hoạt động hiệu quả.

– Sau 5 ngày, nước rỉ rác từ thùng ủ có thể được xả ra để tưới cây với tỉ lệ pha loãng 1 lít nước rỉ rác pha loãng với 50 lít và tưới cây rất tốt

Sau 30 ngày ủ: Lớp đệm lót trở nên hoàn hảo cho xử lý rác hữu cơ, không cần kiểm tra thường xuyên hiện tượng ruồi, muỗi.

Trên đây là hướng dẫn từ việc ủ đỗ tương do Công ty CP Phát Triển Công Nghệ Hoàng Gia Long thực hiện. Hotline/zalo 0905441985 hỗ trợ kỹ thuật.

Chúc cả nhà thành công!

Bấm để gọi
0905.44.1985